Cây hồ tiêu sau 1 năm làm việc nuôi cây, cho nở hoa, kết trái cũng là lúc cây đã mất đi rất nhiều “sức lực”. Lúc này, khi bà con đã thu hoạch xong cũng là lúc cây tiêu bắt đầu một chu kỳ mới, do vậy, cây cần Phục hồi vườn Tiêu sau Thu Hoạch có chế độ chăm sóc đặc biệt, đảm bảo đủ sức khỏe để phòng chống các loại sâu bệnh hại và ra hoa, kết trái cho mùa vụ năm sau. Để chuẩn bị hành trang đó cho cây tiêu, bà con cần thực hiện đúng cách và đúng lúc các công việc Phục hồi vườn Tiêu sau Thu Hoạch như sau:
Tạo hệ thống rãnh thoát nước tốt
Cây tiêu không chịu được nước đọng, do vậy ở những vườn tiêu trồng trên đất bằng phẳng hoặc đất có độ dốc thấp, vào mùa mưa phải có hệ thống thoát nước tốt. Khi đất trong vườn còn nhão bùn không đi lại nhiều, chỉ chăm sóc (làm cỏ, bón phân…) khi tạnh ráo, đất đủ ẩm, tơi xốp.
– Hệ thống mương thoát nước chính: Được đào xung quanh vườn tiêu, có tác dụng ngăn không cho nước từ nơi khác chảy vào vườn tiêu và thu nước từ hệ thống mương nhỏ. Hệ thống mương thoát nước chính thường được đào sâu 50 – 60 cm, rộng 40 – 50 cm, có thể tạo hố tự thấm, rút nước nước tại chỗ quanh gốc tiêu.
– Hệ thống mương phụ: sâu 30 – 40 cm, rộng 20 – 25 cm, đào vuông góc với hướng nước chảy để chống xói mòn và hạn chế tốc độ dòng chảy. Hệ thống mương này giúp tiêu thoát nước trong vườn tiêu ra hệ thống mương thoát nước chính.
Đối với đất bằng thì cách 2 hàng tiêu đào 1 mương phụ, đất dốc thì cách 4-5 hàng tiêu đào 1 mương phụ.
Xới lớp đất mặt và bón phân
Hồ tiêu sau thu hoạch cần một lượng chất dinh dưỡng vượt trội để phục hồi và phát triển. Do đó, trong thời gian này, bà con cần chú ý theo dõi và bón thêm các loại phân phù hợp. Có thể kết hợp những lần xới xáo để bón thêm phân.
Phân hữu cơ:
Lượng phân bón:
+ Phân chuồng, phân rác hoai mục: bón 15 kg/trụ/năm.
+Phân hữu cơ sinh học/phân hữu cơ vi sinh: 3-5 kg/trụ/năm.
Chu kỳ bón: Mỗi năm một lần, tiến hành vào đầu mùa mưa khi đất đủ ẩm.
Phương pháp bón: Đào rãnh theo mép tán, sâu 10 – 15cm, bón phân và lấp đất. Trong quá trình đào rãnh không được làm tổn thương bộ rễ tiêu, bón kết hợp tủ gốc
Phân vô cơ:
Lượng phân bón:
N: 250 – 300 (kg nguyên chất/ha/năm)
P2O5: 150 – 200 (kg nguyên chất/ha/năm)
K2O: 150 – 250 (kg nguyên chất/ha/năm)
Có thể sử dụng các loại phân vô cơ thương phẩm khác nhau để bón cho vườn tiêu như phân đơn hoặc phân tổng hợp NPK. Khi sử dụng các loại phân thương phẩm, phải quy đổi theo nguyên chất để hàm lượng các loại phân bón không quá thấp, hoặc quá cao so với hướng dẫn.
Chu kỳ bón:
Lần 1: 1/4 đạm + 1/4 kali và tất cả lượng phân hữu cơ, phân lân bón trước khi kết thúc thu hoạch khoảng 10 ngày, kết hợp che tủ, giữ ẩm.
Lần 2: 1/4 đạm + 1/4 kali, bón vào đầu mùa mưa.
Lần 3: 1/4 đạm + 1/4 kali, bón vào giữa mùa mưa.
Lần 4: Lượng phân còn lại bón vào cuối mùa mưa
Phương pháp bón: Bón phân khi đất đủ ẩm, cào lá, xác bã thực vật, rải lên mặt đất theo mép tán, xăm xới nhẹ, lấp phân vào đất, tránh làm đứt rễ. Dùng rơm rạ, cỏ khô tủ lại.
Bón vôi: Những vùng đất chua cần bón thêm vôi, mỗi gốc 100-200g vôi bột. Vôi được bón bằng cách rải đều trên mặt đất, xung quanh tán tiêu hoặc ủ chung với phân chuồng rồi đem bón. Phục hồi vườn Tiêu sau Thu Hoạch
Cắt cành, tạo dáng
Khi cành lá chính vươn cao dùng dây nilon cột dây tiêu vào cây choái để cây tiêu bám vào đó mà phát triển, chú ý không cột quá chặt làm gẫy, dập dây tiêu. Cắt các cành dây lươn để tập trung nuôi cành ngang là cành cho trái sau này; cắt cành có sâu, bệnh, cành chết héo đem đốt, cắt bớt các cành mọc sát mặt đất cho thoáng gốc.
Những vườn tiêu có cây choái sống cần chú ý tỉa bớt cành lá của cây choái để vừa tạo thông thoáng cho gốc tiêu vừa đề phòng mưa gió làm gãy cây.
Phòng bệnh
Thu hoạch xong cũng là lúc chuẩn bị chuyển sang mùa mưa-mùa của rất nhiều loại bệnh gây hại hồ tiêu. Bà con cần chú ý thăm vườn để phòng các loại sâu, bệnh hại như: chết nhanh, chết chậm, tuyến trùng, thán thư, rệp, bọ xít…
Lưu ý: Bệnh hại hồ tiêu rất khó chữa thậm chí là không chữa được mà hậu quả lại rất nghiêm trọng, do vậy, công tác phòng bệnh, chăm sóc đúng kỹ thuật là giải pháp tối ưu cần thực hiện.
Qua Truong Khoi.net cùng chúng tôi để xem thêm nhé.