Miễn phí vận chuyển 
Đơn hàng từ 500k

Hỗ trợ online 24/7
0979.894.942

Giờ làm việc 
Từ thứ 2 – thứ 7

Vài suy nghĩ về phát triển nông nghiệp và nông thôn

Mục Lục Bài Viết

Vài suy nghĩ về phát triển nông nghiệp và nông thôn

Báo cáo dẫn đề cho hội thảo đã nêu lên khá toàn diện thành tựu, những yếu kém trong vấn đề vô cùng trọng đại này đối với sự nghiệp phát triển đất nước ta. Cho phép tôi với tư cách người được hưởng thụ những thông tin bổ ích từ báo cáo này chân thành cảm ơn các tác giả. Vài suy nghĩ về phát triển nông nghiệp và nông thôn

Dưới đây tôi xin trình bày một số suy nghĩ:

Nông dân ngày càng tiếp cận rộng rãi hơn thị trường trong nước và nước ngoài, làm chủ thị trường tốt hơn, thị trường cũng ngày càng mở rộng hơn trước đối với nông dân 

thị trường sản phẩm, vốn, dịch vụ, đất đai… Đó chính là sự tham gia ngày càng tăng của nông dân vào quá trình “thương mại hóa” của nền kinh tế quốc dân.

1. Tạo điều kiện cho nông dân tham gia vào quá trình thương mại hóa trong nền kinh tế quốc dân – một nguyên nhân quan trọng chưa được nhìn nhận đúng mức trong việc tạo ra những thành tựu.

Trước khi trình bày, xin nói thêm một ý về thành tựu: Dù còn đứng xa mong muốn, song có thể đánh giá thành tựu phát triển nông nghiệp ở nước ta trong 20 năm đổi mới rất to lớn: Sản xuất hàng hóa nông nghiệp lớn về số lượng và phong phú về cơ cấu, đời sống nông dân được nâng cao nhiều cùng với nhịp độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi quan trọng. Nếu so với các nước đang phát triển có mức thu nhập bình quân theo đầu người tương tự như của nước ta, có thể nói nông nghiệp Việt Nam và đời sống mọi mặt của nông dân cả nước ta nói chung là khả quan, một trong những yếu tố quan trọng gìn giữ sự ổn định của đất nước, hứa hẹn những bước phát triển mới. Tuy nhiên nhìn chung mức sống của nông dân còn thấp, nông nghiệp và nông thôn có nhiều thách thức tiềm ẩn, nan giải – nhất là vấn đề nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Vài suy nghĩ về phát triển nông nghiệp và nông thôn

Về nguyên nhân của thành tựu, báo cáo nêu khá đầy đủ, nhưng theo tôi có lẽ còn thiếu một nguyên nhân quan trọng, đó là:

Nông dân ngày càng tiếp cận rộng rãi hơn thị trường trong nước và nước ngoài, làm chủ thị trường tốt hơn, thị trường cũng ngày càng mở rộng hơn trước đối với nông dân – thị trường sản phẩm, vốn, dịch vụ, đất đai… Đó chính là sự tham gia ngày càng tăng của nông dân vào quá trình “thương mại hóa” của nền kinh tế quốc dân.

Hiện tượng này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với một nền kinh tế cũng như đối với mỗi thành viên trong cộng đồng xã hội của nền kinh tế đó, bởi lẽ: toàn bộ chu trình làm ra sản phẩm hàng hóa để tạo ra giá trị gia tăng mang lại sự giàu có nằm trong quá trình thương mại hóa của nền kinh tế. Nói theo Marx: sản phẩm làm ra đem đi trao đổi mới trở thành hàng hóa, qua đó mới làm ra được giá trị trao đổi – trong đó có giá trị gia tăng. Sự trao đổi này chính là quá trình thương mại hóa của nền kinh tế, là một động lực quyết định thúc đẩy kinh tế phát triển và đem lại sự thịnh vượng. Tạo ra khả năng làm phong phú sự trao đổi này và phát huy khả năng tham gia vào quá trình này, đấy chính là bí quyết làm giàu. Vài suy nghĩ về phát triển nông nghiệp và nông thôn

Nhìn lại những vùng nông nghiệp phát triển mạnh, mở mang được nhiều ngành nghề mới, sản phẩm mới, nông dân có thu nhập cao.., đều thấy rất rõ nguyên nhân này. Nhìn vào những vùng nông nghiệp đang từng bước thóat nghèo và tạo ra được sức phát triển mới cũng chứng minh điều này. Nhìn vào diện “xoá đói giảm nghèo” cũng thấy những nông dân thành đạt trong việc “đổi đời” một phần rất quan trọng là nhờ đã tìm được cho mình lối đi vào thị trường. Trong những nỗ lực thành công hỗ trợ nông nghiệp phát triển, phải kể đến những hỗ trợ giúp nông dân tìm được đường đi vào thị trường – nhất là trong những vấn đề đi vào sản phẩm mới, mở rộng quy mô sản xuất, tiêu thụ và trao đổi hàng hóa…

Đấy là việc tạo điều kiện cho nông dân ngày càng mở rộng sự tham gia của mình vào quá trình thương mại hóa trên mọi phương diện của nền kinh tế quốc dân và làm chủ ngày càng tốt hơn quá trình ấy. Vài suy nghĩ về phát triển nông nghiệp và nông thôn

Để khỏi phải trình bày chi tiết, chúng ta hãy ngó ra thế giới bên ngoài: Mỗi hộ nông dân ở nước phát triển thường phải canh tác trên một diện tích lớn, từ vài chục, vài trăm cho đến vài nghìn hecta, nhiều trường hợp còn có cả đàn gia súc lớn nữa.. Xin hãy thử hình dung người nông dân trong hộ này phải làm những việc gì? Có thể nói không thiếu một việc gì: từ vay vốn ngân hàng, tìm hiểu những điều mới trong khoa học và công nghệ để ứng dụng, tìm hiểu giống má mới, các loại thị trường, chuyển đổi mua bán đất đai, thuê những dịch vụ cần thiết, tìm hiểu luật lệ mới phát sinh trong nước và trên thế giới, nắm được sự diễn biến của thị trường, của thời tiết, có kỹ năng và trình độ kiện tụng.., đến việc đỡ đẻ cho bò… Muốn tồn tại và có tương lai, những người nông dân này bắt buộc phải làm được những việc vừa kể trên, và luôn luôn được sự hỗ trợ của cộng đồng, của cả nền kinh tế, của toàn bộ bộ máy nhà nước để làm được những việc nêu trên. Đấy là trình độ và kỹ năng của người nông dân và những điều kiện kèm theo để có thể tham gia từ A đến Z vào toàn bộ quá trình thương mại hóa của nền kinh tế quốc dân. Vài suy nghĩ về phát triển nông nghiệp và nông thôn

Người nông dân Việt Nam thành đạt cũng là những người đi theo hướng này, song mới ở những bước đi sơ khởi ban đầu. Thực tế nước ta cũng cho thấy những nỗ lực thành công từ phía nhà nước, phía cộng đồng, phía xã hội là những nỗ lực giúp được người nông dân của chúng ta đi vào hướng này. Vùng nông thôn nào người nông dân chỉ biết mỗi việc canh tác và lạc lõng trong toàn bộ quá trình thương mại hóa này của nền kinh tế đất nước, hiển nhiên nghèo nàn và lạc hậu còn thâm căn cố đế. Những nỗ lực thúc đẩy nông dân tham gia vào quá trình thương mại hóa của nền kinh tế hiện nay dù còn rất khiêm tốn, chưa thật tự giác, thậm chí nhiều khi tự phát, nhưng hiệu quả thật rõ ràng trong nông thôn nước ta. Vài suy nghĩ về phát triển nông nghiệp và nông thôn

Có thể dễ dàng nhận thấy việc tạo điều kiện cho nông dân mở rộng sự tham gia vào quá trình thương mại hóa của nền kinh tế là kết quả tổng hợp của nhiều việc tốt đã làm được, của nhiều chính sách khác nhau được thực hiện có hiệu quả – từ chính sách ruộng đất, chủ trương khuyến khích kinh tế trang trại.., đến những chương trình đặc biệt hỗ trợ nông thôn, …và những tiến bộ khác đạt được trong nền kinh tế nói chung. Đây còn là phương thức làm cho nông dân có thể thụ hưởng những lợi ích do sự phát triển chung trong kinh tế đem lại cho cả nước.

Có rất nhiều việc trong tầm tay về luật pháp, chính sách, quy định, cơ chế, quy hoạch, phát triển các loại hình dịch vụ, giáo dục, đào tạo… cần tiếp tục làm và phải làm tốt hơn để khai phá hướng đi này và tạo điều kiện cho nông dân ngày càng dấn bước vào con đường này. Điều quyết định là cần nhận rõ đây là hướng đi bắt buộc của con đường phát triển nông nghiệp và nông thôn, là hướng đi tháo gỡ những bế tắc trong chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và nhiều vấn đề hệ trọng khác trong nông thôn; có kiên trì hướng đi này, mọi nỗ lực khác cho phát triển nông nghiệp và nông thôn mới mang lại hiệu quả bền vững.

2. Phát triển nông nghiệp và nông thôn cần được xem là quốc sách nằm trong mọi chính sách của cả nước.

30 năm xây dựng đất nước, nói xít xao là 20 năm đổi mới, tỷ lệ lao động nông nghiệp mới chỉ giảm được khoảng 10-15%, hiện nay (năm 2007) vẫn còn chiếm tỷ lệ khoảng 61% tổng số lao động của cả nước (có số liệu nói tỷ lệ lao động nông nghiệp vẫn chiếm khoảng 70% lao động cả nước). Dân cư sống trong vùng nông thôn hiện nay vẫn còn chiếm khoảng 70% dân số cả nước. Làm sao giảm được các chỉ số này xuống còn khoảng 30% và 40% để đạt mục tiêu trở thành nước mới công ngiệp hóa vào năm 2020?

Những chỉ số nêu trên cho thấy:

– Hoặc là mục tiêu 2020 duy ý chí, nên không hiện thực?

– Hoặc là quá trình phát triển nông nghiệp và nông thôn – bao gồm cả vấn đề đô thị hóa – ở nước ta diễn ra qúa chậm?

Tính đến năm 2020, quá trình CNH ở nước ta đã tiến hành được 35 năm, nếu tính từ sau khi giành được độc lập thống nhất là 45 năm mà đến nay vẫn chưa thấy có triển vọng đạt được mục tiêu đề ra. So với quá trình công nghiệp hóa của một số “con rồng” châu Á, ở nước ta như vậy là chậm. 

Giả thiết mục tiêu năm 2020 lùi vào thời điểm năm 2040, liệu có hiện thực hơn không?

Nếu căn cứ vào tiến trình đổi mới cơ cấu kinh tế như đang diễn ra để suy luận, việc lùi mục tiêu 2040 e rằng cũng khó đạt kết quả mong muốn. Vấn đề không phải là thời gian còn lại cho đến khi tới đích dài hay ngắn, mà do có nhiều vấn đề chưa tìm ra được những giải pháp căn bản. Xin tạm xới lên một vấn đề cơ bản, để từ đó xem xét các vấn đề khác: Việc làm

Báo cáo chuẩn bị cho hội thảo cung cấp nhiều số liệu về lao động và ruộng đất đáng chú ý, có thể rút ra một số nhận xét:

Hiện nay trong tổng số 42 triệu lao động cả nước có khoảng 30 triệu lao động làm nông nghiệp (số tròn), canh tác trên 10 triệu ha đất nông nghiệp (số tròn), nghĩa là bình quân trong cả nước mỗi lao động canh tác trên khoảng 1/3 ha ruộng đất, đi sâu vào từng vùng – ví dụ như đồng bằng sông Hồng – có nơi chỉ số này là 1/6·. Ruộng đất như vậy không sao đủ việc làm, cho dù chỉ lao động bằng chân tay. Trong cả nước hàng năm có khoảng 10 triệu lao động nông nghiệp thiếu việc làm. Vài suy nghĩ về phát triển nông nghiệp và nông thôn

Tình hình tăng trưởng dân số, yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng, yêu cầu phát triển đô thị, yêu cầu đẩy mạnh phát triển công nghiệp – cả 4 vấn đề này sẽ còn giảm bớt đáng kể diện tích đất nông nghiệp trong thời gian tới, vấn đề lao động và việc làm trong nông thôn càng trở nên gay gắt.

Chỉ riêng từ góc nhìn của vấn đề lao động, hiển nhiên vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn phụ thuộc rất nhiều vào quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước (CNH-HĐH). Đây là một bộ phận không thể tách rời của quá trình CNH-HĐH. Về mặt nào đó, phát triển nông nghiệp và nông thôn còn là kết quả của quá trình CNH-HĐH. Vài suy nghĩ về phát triển nông nghiệp và nông thôn

Thế nhưng chiến lược CNH-HĐH như đang tiến hành không đáp ứng được yêu cầu thúc đẩy hay phục vụ đắc lực quá trình phát triển nông nghiệp và nông thôn – nhất là trên 2 phương diện (1)thu hút nguồn lao động dư thừa trong nông thôn và (2) đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn. Kéo dài tình hình này có nguy cơ dẫn đến bế tắc. Vài suy nghĩ về phát triển nông nghiệp và nông thôn

Thực sự đây là bài toán khó, không nước nào giống nước nào, chưa có lời giải, và Nhà nước ta cũng chưa quyết tâm đặt bài toán này lên bàn để tìm lời giải.

Quá trình CNH-HĐH hiện nay ở nước ta đang có xu hướng diễn ra theo những gì đã định hình sẵn trong tư duy và trong thực tế, theo đường mòn từ mấy chục năm nay, phát triển theo chiều rộng (expansive) và ngày càng đụng vào nhiều giới hạn, gần đây còn có xu hướng tuỳ thuộc vào xu thế phát triển của kinh tế đối ngoại – nghĩa là tranh thủ được gì làm nấy – vì đói việc, chưa tính đến sự lựa chọn tối ưu, lựa chọn con đường phát triển của riêng nước ta phù hợp với những đòi hỏi mới của hội nhập ngày nay.

Không chỉ riêng vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn, bao trùm lên nó là chiến lược CNH-HĐH cũng đang đứng trước cùng một thách thức: Không những phải trả lời câu hỏi “Sản xuất ra cái gì? sản phẩm gì?”, mà còn phải đồng thời giải quyết nhiều vấn đề lớn khác “Phát triển như thế nào để tạo ra nhiều việc làm?” “Phát triển như thế nào để phát huy được vốn quý nhất là nguồn nhân lực?” “Thể chế nhà nước và xã hội phải được phát triển cùng như thế nào như thế nào để hỗ trợ?” “Giáo dục và đào tạo phải thay đổi như thế nào trước tình hình này?” vân… vân… để toàn bộ quá trình phát triển kinh tế – xã hội của cả nước thúc đẩy, hỗ trợ mạnh mẽ quá trình phát triển nông nghiệp và nông thôn. Vài suy nghĩ về phát triển nông nghiệp và nông thôn

Nói một cách khác, phải chăng đã đến lúc phải đi tìm một hướng tư duy mới, để bổ sung, để điều chỉnh, nếu tìm ra được điều gì thoả đáng hơn thì để thay thế: CNH-HĐH như thế nào để từng bước phát triển tối ưu nhất nguồn nhân lực của nước ta – bắt đầu từ tạo công ăn việc làm để mỗi người dần dần có điều kiện phát triển chính mình, nâng cao khả năng lao động và sự hiểu biết của chính mình, tích tụ đầu tư cho phát triển chính mình và cho các thế hệ con cháu mình…

Nói như trên nghĩa là: Ngày nay không thể đơn thuần tiếp tục CNH-HĐH theo hướng làm ra các sản phẩm vật chất, mà còn phải ngay tức thì và đồng thời đẩy mạnh CNH-HĐH theo hướng từng bước tạo mọi điều kiện tối ưu cho việc phát triển con người, bắt đầu từ tạo ra cho mọi người có việc làm rồi từ đó đi lên. Hơn nữa, có việc làm là yếu tố đầu tiên để con người giữ được nhân cách và tự khẳng định mình, phát triển chính mình. Con đường này gian khổ, nhưng bền vững và dẫn tới đích. Vài suy nghĩ về phát triển nông nghiệp và nông thôn

Nghe rất nghịch tai, nhưng vẫn xin mạnh dạn nói tới mức: Đấy là con đường CNH – HĐH theo hướng phát triển nguồn nhân lực.

Cũng theo tư duy trên, nói riêng về nông nghiệp và nông thôn còn một cách diễn đạt khác nữa: Đấy là cách phát triển nông nghiệp và nông thôn bằng con đường tạo điều kiện cho người nông dân tự giải phóng chính mình về kinh tế trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay. (Bởi lẽ ngày nay không có sự bảo hộ nào của Nhà nước có thể thay thế và hiệu quả bằng việc tạo điều kiện cho người nông dân phát huy khả năng tự bảo hộ mình). Vài suy nghĩ về phát triển nông nghiệp và nông thôn

Xin mường tượng ra một vài ví dụ để thay thế cho sự diễn giải:

Tây Nguyên cung cấp cho chúng ta 2 lựa chọn cho đề tài công nghiệp hóa: (a)Khai thác bauxite Đắc Nông xuất khẩu; (b)Phát triển Tây Nguyên theo hướng nền kinh tế sạch (tạm gọi là làm ra “GDP sạch”, “GDP xanh”).

Cả 2 đề tài kinh tế này đều khả thi. Đề tài “bauxite” có thể tạo ra việc làm cho vài nghìn lao động, mở rộng nữa là vài vạn, song sẽ làm hỏng môi trường của nơi khai thác cho đến tận vùng biển miền Trung, nơi xuất quặng. Càng mở rộng quy mô khai thác, môi trường càng bị tàn phá nặng nề. Đề tài “GDP sạch, GDP xanh” bao quát toàn vùng Tây Nguyên và vùng biển miền Trung, có thể đem lại việc làm cho hàng triệu người cả vùng Tây Nguyên và vùng duyên hải miền Trung, phát triển nguồn nhân lực tốt hơn, gìn giữ được môi trường văn hóa, môi trường tự nhiên của Tây Nguyên và cả miền Trung. Vài suy nghĩ về phát triển nông nghiệp và nông thôn 

Chúng ta lựa chọn đề tài nào là hỗ trợ tốt nhất vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn?

Vài suy nghĩ về phát triển nông nghiệp và nông thôn

Một ví dụ khác: TPHCM đang có dự án xây dựng khu đô thị Thủ Thiêm với tổng diện tích là 7,7 km2. Trong bài “Phố Đông – Sài Gòn” (đăng trong Tia Sáng số 5 ngày 05-03-2007), tác giả Tạ Thị Ngọc Thảo, chuyên gia về thị trường bất động sản và phát triển đô thị đưa ra đề nghị thay thế: với cùng chi phí ban đầu về kết cấu hạ tầng dành cho dự án Thủ Thiêm, nên quy hoạch phát triển rộng ra cả huyện Thủ Đức cũ có tổng diện tích là 211,5 km2 thành một đô thị mới; làm như vậy giá thành cho kết cấu hạ tầng sẽ rẻ đi vài chục lần, hiệu quả kinh tế cao hơn, TPHCM sẽ có một đô thị mới tương tự như Phố Đông của Thượng Hải với một triển vọng đáng mơ ước. Tại sao không? Có dự án nào hỗ trợ vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn ở vùng này tốt hơn thế không? Vài suy nghĩ về phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Một ví dụ nữa: Trong tình hình lao động dư thừa, khả năng huy động vốn ngày càng phong phú, nếu thực hiện được tiết kiệm trong đầu tư và bớt được tham nhũng.., nền kinh tế nước ta có thể dôi dư ra nhiều nguồn lực quan trọng cho phát triển kết cấu hạ tầng, vừa sớm tạo ra được nhiều việc làm ngay trước mắt, vừa kết hợp chuẩn bị được cho những bước phát triển kinh tế sắp tới…

Vân… vân.

Nền kinh tế đất nước còn nhiều cách huy động các nguồn lực, còn có nhiều tiềm năng để thực hiện những ý tưởng bổ sung mới về phát triển kinh tế theo hướng phát huy nguồn nhân lực như vừa nêu trên trong chiến lược CNH – HĐH. Không bao giờ vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn là vấn đề riêng của nông thôn. Vài suy nghĩ về phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Đặc biệt trong giai đoạn trước mắt, việc thu hút nhiều vốn đầu tư các loại vào phát triển những công trình kết cấu hạ tầng thuộc quy hoạch quốc gia, những công trình kinh tế lớn sử dụng nhiều lao động và thân thiện với môi trường, đầu tư vào giáo dục và đào tạo theo phương thức xã hội hóa… với mục đích vừa tạo ra nhiều việc làm, vừa từng bước phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, duy trì được tăng trưởng kinh tế cao… sẽ có tác dụng lớn trong việc hút bớt lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác, trong việc chuyển đổi cơ cấu lao động…, và chung cuộc là hỗ trợ đắc lực nhiệm vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn. Vài suy nghĩ về phát triển nông nghiệp và nông thôn

Mọi chủ trương chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn đang tiến hành và có hiệu quả cần được tiếp tục thực hiện và phát huy thêm. Tuy nhiên có bổ sung thêm hướng chiến lược mới trong sự nghiệp CNH – HĐH thì vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn mới thực sự có lối ra. Đất đai ngày càng khan hiếm, cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa sức ép về việc làm cho lao động ở nông thôn ngày càng tăng, lại càng phải vắt óc tìm những lối đi mới trong hướng này. Hy vọng cách nghĩ như vậy sẽ làm nảy sinh nhiều sáng kiến mới, giải pháp mới.

Những điều nêu trên còn cho thấy phát triển nông nghiệp và nông thôn có mối gắn kết hữu cơ với quá trình tự do hóa của cả nền kinh tế. Mặt nào đó những tiến bộ đạt được trong phát triển nông nghiệp và nông thôn còn là thành quả gián tiếp của quá trình tự do hóa toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Vài suy nghĩ về phát triển nông nghiệp và nông thôn

3. Không nên “dạy” nông dân trồng cây gì, nuôi con gì, mà nên hỗ trợ họ ngày càng nâng cao khả năng tham gia vào quá trình thương mại hóa của nền kinh tế.

Đến Shop Đòn Gánh Store xem nhé.

“Dạy” như trên, không biết ta có giỏi bằng nông dân không? (ngoại trừ một số vùng chậm tiến). Nếu may mà “dạy” trúng, không biết ta có lo được cho họ việc tiêu thụ đầu ra hay không? Hơn nữa không ai hiểu nông dân, hiểu những vấn đề của họ bằng chính họ.

Song tạo cho từng cá nhân hay cả tập thể, cả cộng đồng nông dân mọi nơi có điều kiện ngày càng nâng cao khả năng tham gia vào quá trình thương mại hóa của toàn nền kinh tế (với nội dung như đã trình bầy tại điểm 1) là vô cùng bức thiết. Nên coi việc thực hiện đòi hỏi này là cách nhìn mới, cái đích mới.

Về cơ bản có 2 loại hỗ trợ:

(i) Tháo gỡ những trở ngại, ách tắc.

(ii) Tạo điều kiện phát huy khả năng của nông dân.

Trong đời sống thực tiễn đã thực hiện được nhiều biện pháp phục vụ người nông dân theo hai loại hỗ trợ nói trên – từ phía Nhà nước, phía các đoàn thể, hoặc do người dân tự giúp nhau. Điều cần bổ sung là (a) xuất phát từ cách đặt vấn đền mới này để hỗ trợ tốt hơn, và (b) bám sát vào cách nhìn mới, cái đích mới để tìm cách vượt qua những cản trở, hạn chế. Vài suy nghĩ về phát triển nông nghiệp và nông thôn

Xin nêu lên một số vấn đề làm ví dụ:

Với phương châm “giúp cần câu, chứ không cho con cá” chúng ta đạt được thành tích lớn trong xoá đói giảm nghèo. Song để cho đói nghèo không tái xuất hiện thì rõ ràng phải tìm cách giúp họ “mở rộng sự tham gia vào quá trình thương mại hóa của cả nền kinh tế”, giúp làm giàu lại càng phải làm như vậy.

Mức chênh lệch giàu nghèo trong nông thôn, mức chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn – như nêu trong báo cáo chuẩn bị cho Hội thảo – là khá lớn, đáng để nghiên cứu, song không nên coi đấy là “chệch hướng”. Xuất phát điểm của nền kinh tế nước ta thấp, mức tích tụ vốn trong tầng lớp dân cư giàu ở nước ta còn rất nhỏ bé so với đòi hỏi của phát triển. Mức độ chênh lệch giàu nghèo 4 lần trong nông thôn và 8 lần giữa thành thị và nông thôn không phải là điều đáng lo ngại. Điều quan trọng là: tạo ra công bằng, đảy mạnh chống tham nhũng, chăm lo những việc có thể mang lại cho nông dân những cơ hội mới và khả năng tận dụng. Vài suy nghĩ về phát triển nông nghiệp và nông thôn

Vấn đề dồn điền dồn thửa, tích tụ ruộng đất, phát triển kinh tế trang trại… – nói chung là vấn đề mở rộng quy mô sản xuất là không thể tránh né được, cần được khuyến khích và hỗ trợ thoả đáng. Những việc này cần được thực hiện theo quy hoạch được cân nhắc thấu đáo và có sự hướng dẫn, kiểm tra rốt ráo của chính quyền; phải tôn trọng cơ chế thị trường nhưng tránh tự phát; cần thực hiện công khai minh bạch để ngăn chặn tham nhũng, tiêu cực. Trong quá trình này, cũng như trong quá trình phát triển công nghiệp, quá trình đô thị hóa vấn đề nông dân không có ruộng canh tác cần được xử lý qua con đường chuyển dịch cơ cấu lao động; thể chế nhà nước và xã hội cần hỗ trợ tích cực quá trình chuyển dịch này. “Lập trường” nhất là làm mọi việc có bài bản để khuyến khích tích tụ ruộng đấtª và giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp trong cơ cấu lao động cả nước xuống thấp bao nhiêu, đất nước tiến triển thêm bấy nhiêu. Xin lưu ý: sau 30 năm xây dựng và CNH-HĐH, tỷ lệ lao động nông nghiệp ở nước ta vẫn còn chiếm tới 61% (có số liệu nói 70%), trong khi đó chỉ số này hiện nay của Thái Lan là 45%, Đài Loan 16%, Hàn Quốc 10% (số tròn).

Dù việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa thể nói là hoàn tất, song có thể nói trên thực tế quyền này đã được trao đến mọi hộ nông nghiệp. Trong cuộc sống đã xuất hiện yêu cầu chuyển đổi quyền sử dụng đất, thị trường đất đai và thị trương bất động sản đã xuất hiện công khai hoặc ngấm ngầm. Để tuột tay tình hình này cho nó trở thành tự phát, hoặc cản trở thị trường này bằng các biện pháp hành chính thô bạo sẽ tác động nghiêm trọng vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn, thậm chí có thể gây nguy hiểm. Song có quy hoạch đúng với luật pháp nghiêm ngặt, có các chính sách đúng hỗ trợ, thị trường này sẽ phát triển, tạo ra nhiều nguồn lực mới, vốn mới §. Vài suy nghĩ về phát triển nông nghiệp và nông thôn

Ghé thăm Đòn Gánh Farm cùng chúng tôi. 

Một nghịch lý đang diễn ra là ruộng đất tuy hiếm, nhưng có những nơi bỏ ruộng hoang hoặc đem cho thuê như đã nêu trong báo cáo chính của hội thảo. Đồng thời những vấn đề như phát triển công nghiệp, phát triển kết cấu hạ tâng, đô thị hóa…đang đặt ra nhiều thách thức mới. Nhiều khó khăn và tổn thất lẽ ra có thể tránh được nếu những khó khăn của người nông dân trong những quá trình này được tiên liệu cẩn trọng và quyết tâm xử lý đi trước một bước hoặc kịp thời. Vài suy nghĩ về phát triển nông nghiệp và nông thôn. Thực trạng này cũng nói lên những yếu kém của chính quyền các cấp. Trong khi đó tình hình quản lý đất đai trong nông nghiệp nói chung và trong nông thôn nói riêng còn nhiều bất cập. Nên có những nghiên cứu chuyên sâu để tìm ra những chính sách, những biện pháp xử lý những vấn đề rất nhạy cảm này.

Vân… vân…

Tóm lại, có rất nhiều việc trong tầm tay cần làm để hỗ trợ nông dân ngày càng nâng cao khả năng của mình tham gia vào quá trình thương mại hóa của nền kinh tế quốc dân.

Kết luận

Vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn phụ thuộc đáng kể vào quá trình tự do hóa của cả nền kinh tế và vào quá trình CNH-HĐH theo hướng phát triển nguồn nhân lực. Vài suy nghĩ về phát triển nông nghiệp và nông thôn. Tạo cho nông dân có khả năng và điều kiện tham gia vào quá trình thương mại hóa của nền kinh tế quốc dân trong quá trình này là hướng đi vững chắc và lâu dài. Hiển nhiên những yêu cầu này đòi hỏi phải có thể chế nhà nước và thể chế xã hội hỗ trợ đắc lực. Lấy người nông dân của một nước phát triển hiện đại làm chuẩn, dựa vào thực tế của đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới ngày nay, chúng ta sẽ có phương hướng đúng và có cơ sở để hoạch định từng bước đi cụ thể từ thấp lên cao dẫn tới mục tiêu này./.